- Con biếng ăn đã đành, đằng này con ăn hoài mà không chịu tăng cân, phải làm sao đây? Là cha mẹ thì luôn mong con mình được mạnh khỏe, các chỉ số phát triển tốt. Thế nhưng cha mẹ đã thử rất nhiều cách, ép con ăn nhiều hơn nhưng tình hình vẫn không thay đổi. Vậy nguyên nhân là do đâu, làm thế nào để bé yêu mau ăn chóng lớn đây?
- Tại sao bé ăn nhiều mà vẫn không tăng cân?
- Có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng bé yêu nhà bạn ăn nhiều mà vẫn không thể tăng cân. Có thể chia thành 2 nhóm nguyên nhân như sau: Nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan.
- 1. Nguyên nhân chủ quan
- Nguyên nhân thứ nhất: Nhiễm trùng mãn tính đường hô hấp (viêm họng, viêm amidan, viêm VA, viêm phế quản,...), đường tiêu hóa (dạ dày, tá tràng, đại tràng,...) hoặc rối loạn nội tiết hay rối loạn giấc ngủ.
- Nguyên nhân thứ hai: Chuyển hóa cơ bản cao: Chuyển hóa cơ bản cao là số năng lượng tiêu hóa được dùng cho các hoạt động tối thiểu như tim đập, phổi thở... cao hơn bình thường. Nếu là người có chuyển hóa cơ bản cao thì không có cách gì có thể cải thiện trọng lượng cơ thể. Cơ thể những người này thường nóng hơn so với người khác.
- Nguyên nhân thứ ba: Khả năng hấp thu kém: Tình trạng khả năng hấp thu kém xảy ra ở trẻ phần lớn nguyên nhân là do rối loạn tiêu hóa sau khi sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị các bệnh về viêm nhiễm đường hô hấp - một căn bệnh thường hay gặp ở trẻ nhỏ. Kháng sinh có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh nhưng cũng tiêu diệt luôn cả các vi khuẩn có lợi giúp tiêu hóa thức ăn. Với những trẻ sẵn có hệ tiêu hóa kém, thiếu một vài loại men tiêu hóa hoặc khuẩn tiêu hóa thì chỉ sau 1 vài lần sử dụng kháng sinh nhẹ cũng có thể khiến tình trạng rối loạn tiêu hóa xảy ra.
- Nguyên nhân thứ tư: Bé lười vận động (khiến bé khó hấp thụ các dưỡng chất, mắc các bệnh về mắt, tim mạch…)
Lười vận động khiến bé khó hấp thụ các dưỡng chất, mắc các bệnh về mắt, tim mạch
- 2. Nguyên nhân khách quan.
- Nguyên nhân thứ nhất: Nhiều nhưng không đủ chất dinh dưỡng
- Phần lớn người Việt ăn theo sở thích mà không tính toán xem lượng thực phẩm mình ăn vào có đủ dinh dưỡng hay không. Nhiều mẹ cho con ăn nhiều về số lượng nhưng không chất lượng. Chẳng hạn một bát cháo phải đủ 30-40g thịt cá tôm, 2 thìa cà phê dầu mỡ. Thiếu dầu mỡ là một trong lý do bé không tăng cân. .Nếu những bữa ăn không đủ dưỡng chất và vi chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ thì dù trẻ có ăn nhiều đến mức nào cũng không thể tăng cân được. Việc ăn nhiều rau quả nhưng thiếu hụt tinh bột, protein, chất béo hoặc ngược lại và không bổ sung loại sữa nào giúp trẻ tăng cân là một trong những nguyên nhân chính khiến trẻ suy dinh dưỡng, chậm lớn.
- Nguyên nhân thứ hai: Ăn không đúng cách
- Những bữa ăn thất thường, không đều đặn khiến cho nhịp tiêu hóa của bé bị rối loạn ảnh hưởng đến khả năng hấp thu dưỡng chất. Ngoài ra việc cho bé ăn quá nhiều vào một lần khiến cho hệ tiêu hóa bị quá tải và hấp thu không tốt. Bên cạnh đó việc ăn quá nhiều một loại thức ăn cũng khiến cho trẻ thiếu chất này, thừa chất kia ảnh hưởng đến quá trình tăng cân của trẻ.
- Giải pháp nào cho mẹ và bé?
- Chế độ dinh dưỡng đúng cách
- Điều quan trọng nhất là bố mẹ nên cho con ăn dặm đúng tuổi (từ khi con được 4 – 6 tháng tuổi). Khi bé được 1 tuổi, sữa mẹ không cung cấp đủ nhu cầu dinh dưỡng của bé mà cần nhiều hơn thế. Vì vậy, bên cạnh việc cho bé bú sữa mẹ thì cần bổ sung các dinh dưỡng khác theo tiêu chuẩn hợp lý.Khi bé đến tuổi ăn dặm, bạn nên nấu bột/cháo của bé đặc thêm một chút.Trong các bữa ăn hàng ngày của con, cho trẻ ăn đa dạng các thực phẩm và chú ý trong mỗi bữa ăn đều có đủ 4 nhóm thực phẩm (bột, béo, đạm, rau). Chú ý đến lượng thực phẩm cần dùng cho trẻ trong mỗi bữa ăn. Tăng lượng dầu mỡ trong bữa ăn của bé. Vì dầu mỡ cung cấp năng lượng gấp đôi chất bột và chất đạm. Mỗi chén bột, cháo hoặc cơm của trẻ cần có một muỗng canh dầu hoặc mỡ.
Chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp con hấp thụ được đầy đủ dưỡng chất
- Tăng bữa ăn hàng ngày với chế độ dinh dưỡng hợp lý: Bạn có thể cho bé ăn 5 – 6 bữa thay vì chỉ ăn 3 bữa. Cho bé ăn thêm bữa tối trước khi ngủ.
- Cần cho bé uống đủ sữa mỗi ngày cả về lượng và chất:
- Nhu cầu uống sữa ở mỗi bé là khác nhau nhưng vẫn có một số hướng dẫn chung cho lượng sữa mà bé có thể uống hàng ngày. Chẳng hạn, bé sơ sinh có thể uống 30-90ml sữa sau mỗi vài tiếng đồng hồ. Bé 2 tháng tuổi có thể tăng lên 120-150ml sữa sau mỗi 3-4 tiếng. Tại 4 tháng tuổi, bé có thể uống 120-180ml sữa ở một cữ bú. Với trẻ lớn hơn, nhu cầu sữa sẽ thay đổi khi có nhiều nguồn dinh dưỡng khác bổ sung.
- Biện pháp bổ sung tích cực khác:
- Để bé tăng cân và cao lớn nhanh, ngoài chế độ dinh dưỡng hợp lý hàng ngày, cần phải chú trọng phát triển thể chất cho bé bởi bé có khỏe mạnh, sức khỏe và hệ miễn dịch tốt thì mới có thể hấp thụ hoàn toàn dưỡng chất. Cha mẹ hãy tập cho bé thói quen vận động, rèn luyện thể chất mỗi ngày để giúp con cao lớn và khỏe mạnh hơn.
- Vận động mỗi ngày giúp bé cao lớn, khỏe mạnh