Hotline : 093 396 9496

Blog

05 bệnh nguy hiểm trẻ thường gặp phải trong ngày nắng nóng

05 bệnh nguy hiểm trẻ thường gặp phải trong ngày nắng nóng

  • 18/05/2020
 
  • Kiểu thời tiết nóng ẩm đặc thù của mùa hè được các chuyên gia cho là điều kiện hết sức thuận lợi để các bệnh nguy hiểm phát triển, đặc biệt đáng lưu ý nhất là các bệnh do virus, vi khuẩn… gây nên. Trong đó, trẻ em là đối tượng rất dễ mắc phải những bệnh nguy hiểm đó do sức đề kháng yếu và hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. 
  • Dưới đây là 05 bệnh nguy hiểm trẻ thường gặp phải trong những ngày hè, cha mẹ hãy chú ý để phòng tránh và có những biện pháp tốt nhất phòng ngừa các bệnh này cho con nha. 
 
  • 1. Bệnh tiêu chảy ở trẻ vào mùa hè
  • Nguyên nhân: Bệnh tiêu chảy là bệnh rất thường gặp ở trẻ và xảy ra quay năm. Tuy nhiên vào khoảng thời gian mùa hè thức ăn nhanh bị ôi thiu, vi khuẩn, ruồi muỗi phát triển mạnh nên bệnh thường phát triển nhanh và rất nhiều trẻ gặp phải. Cha mẹ có thể phát hiện bé bị tiêu chảy qua những triệu chứng dưới đây: Số lần đi đại tiện có thể ít (3-5 lần/ngày) hay nhiều (vài chục lần/ngày); Đau bụng (từng cơn hay liên tục, mót rặn hoặc đau quanh hậu môn); Buồn nôn hay nôn; Phân lỏng hoặc rắn hơn, có chứa chất nhầy, mùi tanh ...
  • Cách phòng tránh: Để phòng tránh bệnh tiêu chảy ở trẻ vào mùa hè, phụ huynh nên đặc biệt chú ý vấn đề vệ sinh cho con. Tắm và lau người sạch sẽ cho trẻ, đối với trẻ lớn nên hướng dẫn trẻ rửa tay bằng xà phòng trước và sau khi ăn. Thức ăn của trẻ phải được đảm bảo vệ sinh, chế biến và bảo quản đúng cách.
 
  • 2. Bệnh tay chân miệng
  • Nguyên nhân: Tay chân miệng là bệnh thường xuất hiện vào mùa hè và rất dễ trở thành dịch. Đây là bệnh truyền nhiễm do vi rút thuộc nhóm Enterovirus bao gồm Polio, Echo hoặc Coxsackie gây ra, nên nếu sức đề kháng của trẻ yếu, thì rất dễ bị virus tấn công gây bệnh. Nguyên nhân chủ yếu nhất gây ra bệnh tay chân miệng ở trẻ là vì sự lây lan của bệnh này. Nó thường lây từ trẻ này sang trẻ khác thông qua đường miệng, chất tiết mũi miệng, phân, nước bọt… Do vậy, khi trẻ lành tiếp xúc với trẻ mắc bệnh thì sẽ bị lây bệnh.
    • - Cha mẹ có thể nhận thấy bệnh ở trẻ qua một số triệu chứng như sau: 
    • - Trẻ bị sốt nhẹ hoặc sốt cao liên tục.
    • - Trẻ nổi ban đỏ ở vùng tay, chân và miệng. Những ban đỏ này sẽ biến thành bóng nước sau 1 – 2 ngày.
    • - Trẻ bị loét miệng do bóng nước vỡ ra.
    • - Bên cạnh đó, trẻ sẽ có một số triệu chứng kèm theo như khó thở, thở nhanh, tay chân lạnh, da tím tái, thậm chí là có thể co giật và hôn mê…
  • Bệnh Tay chân miệng ở trẻ
  • Cách phòng tránh: 
    • - Vệ sinh cá nhân cho trẻ hàng ngày, nhất là phải nhắc nhỏ trẻ thường xuyên rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, và sau khi ăn xong.
    • - Vệ sinh cả dụng cụ, vật dụng mà trẻ thường tiếp xúc hàng ngày như đồ dùng sinh hoạt, đồ chơi.
    • - Tuyệt đối không cho con tới gần những người bị tay chân miệng, không cho trẻ dùng chung đồ với những trẻ khác như dùng chung ống hút, chung thìa, bát, khăn mặt, quần áo… luôn đeo khẩu trang cho trẻ khi đi ra bên ngoài, tiếp xúc với môi trường bụi bẩn, ô nhiễm.
    • - Cách phòng tránh bệnh tay chân miệng ở trẻ em không chỉ bên ngoài mà còn cần phải phòng tránh từ bên trong. Các mẹ cần phải cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết kết hợp với các bài tập vận động để trẻ phát triển khỏe mạnh, có sức đề kháng cao giúp chống lại bệnh tật, vi khuẩn, nhất là vi khuẩn gây ra bệnh tay chân miệng ở trẻ.
 
  • 3. Bệnh Sốt xuất huyết
  • Nguyên nhân: Nguyên nhân chính gây sốt xuất huyết ở trẻ em là bị muỗi vằn mang virus Dengue đốt. Do trẻ em thường xuyên nô nghịch ngoài trời, những nơi ẩm thấp...nên việc bị muỗi đốt là khá thường xuyên và khó kiểm soát hơn người lớn. Cha mẹ có thể nhận thấy bệnh ở trẻ qua một số triệu chứng như sau: 
    • - Đối với trẻ nhỏ: Trẻ thường sốt cao, sốt đột ngột, sốt từ 38 – 39 độ, nhưng thường không đi kèm theo các triệu chứng như ho, sổ mũi. Khi cho trẻ uống thuốc hạ sốt thì chỉ có tác dụng trong vài giờ
    • - Có dấu hiệu xuất huyết, xuất hiện các chấm đỏ trên mặt, da
    • - Chảy máu cam
    • - Nôn mửa
    • - Đi ngoài ra máu
    • - Có thể đau bụng, đau dữ dội, đau ở vùng dưới sườn bên phải
    • - Với trẻ lớn hơn thì cũng có dấu hiệu sốt nhưng sốt nhẹ, đau đầu, nhức mắt, đau khớp, nhức mỏi toàn thân và cũng có các dấu hiệu xuất huyết
  • Bệnh sốt xuất huyết
  • Cách phòng tránh:
    • - Không cho trẻ hoạt động dưới các nơi có môi trường tối tăm, ẩm thấp, ao tù nước đọng.
    • - Nên buông màn khi ngủ cả ngày lẫn đêm để tránh muỗi
    • - Dùng 1 số biện pháp diệt muỗi như: sử dụng bình xịt, thắp nhang muỗi, phun thuốc chống muỗi…
    • - Đậy kín các nơi có nước như lu, vại… đây là nơi giúp muỗi có điều kiện sinh sản và phát triển
    • - Phát quang bụi rậm
    • - Vệ sinh nơi ở sạch sẽ, thoáng mát
 
  • 4. Bệnh rôm sảy của trẻ sơ sinh trong mùa hè

Bệnh rôm sảy ở trẻ

  • Nguyên nhân: Thời tiết mùa hè nóng nực sẽ gây ra hiện tượng nổi mụn nhọt,  rôm sảy và các mẩn ngứa đỏ ở trẻ nhỏ và các trẻ sơ sinh. Trong trường hợp trẻ không được chăm sóc tốt đặc biệt là vấn đề vệ sinh ngoài da kém, rôm sảy sẽ phát triển thành mụn mủ có khi còn thành nhọt, có nguy cơ bị viêm da mãn tính, nặng hơn còn tiến triển thành viêm cầu thận cấp rất nguy hiểm.
  • Cách phòng tránh: 
    • - Vệ sinh sạch sẽ cho trẻ bằng cách tắm cho trẻ mỗi ngày để giữ da luôn sạch sẽ, mồ hôi bài tiết dễ dàng. Dùng nước mát để tắm và tắm bằng sữa tắm chuyên dùng cho trẻ, tránh các loại sữa tắm có độ kiềm lớn, gây khô da.
    • - Cho trẻ mặc những quần áo bằng chất liệu mỏng, rộng rãi và nhạt màu. Tốt nhất là nên chọn các loại sợi tự nhiên, thấm mồ hôi và tránh các loại vải dày, vải nilon bí mồ hôi.
    • - Khi đưa trẻ ra ngoài, nên cho mặc áo chống nắng, đeo kính râm, đội mũ rộng vành, đeo khẩu trang và thoa kem chống nắng cho trẻ.
    • - Cho trẻ uống đủ nước, ăn nhiều các vitamin có trong rau xanh, trái cây tươi và hạn chế các thức ăn quá ngọt như: chocolate, kẹo bánh… và rèn luyện, vận động thường xuyên
    • - Không cho trẻ uống bất cứ loại kháng sinh nào khi chưa có ý kiến của bác sĩ.
 
  • 5. Bệnh Sởi
  • Nguyên nhân: Bệnh sởi ở trẻ là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus sởi gây nên . Bệnh lây từ người sang người chủ yếu qua đường hô hấp. Biểu hiện của bệnh sởi ở trẻ là: Trẻ bị sốt, xuất hiện các ban đỏ trên khắp cơ thể, có kèm theo các triệu chứng như: ho, chảy mũi, đau mắt đỏ, nổi hạch (cổ, sau tai), sưng đau khớp. Bệnh sởi ở trẻ nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như: mù lòa, tiêu chảy cấp, viêm phổi, viêm não, có thể dẫn đến tàn phế, tử vong đặc biệt ở trẻ nhỏ.
  • Bệnh sởi ở trẻ
  • Cách phòng tránh: 
    • - Tiêm vắc xin phòng bệnh cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ
    • - Giữ vệ sinh nơi ở, môi trường sống sạch sẽ 
    • - Không để trẻ tiếp xúc với những người mắc bệnh sởi hoặc nghi ngờ mắc bệnh sởi
    • - Bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ, cho trẻ vận động thường xuyên để tăng sức đề kháng chống lại virus gây bệnh. 
  • Trên đây là 05 bệnh nguy hiểm trẻ thường gặp phải trong những ngày nắng nóng. Ba/mẹ chú ý theo dõi để có các biện pháp phòng tránh tốt nhất cho con. Hãy bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết và cho bé vận động, rèn luyện mỗi ngày để bé có hệ miễn dịch và sức đề kháng tốt chống lại các tác nhân gây bệnh.